“Eat Clean” dạo gần đây đang là từ khóa tìm kiếm hot dành cho các bạn quan tâm đến fitness và chế độ ăn đẹp da giữ dáng . Ở Việt Nam, làn sóng EC bắt đầu từ năm 2017, các influencers, bloggers, YouTubers và các group ăn sạch, sống khỏe đã và đang đua nhau đưa ra các thực đơn EC hấp dẫn.
Vậy thế nào là Eat Clean? Hãy cùng ABI tìm hiểu một số định nghĩa về eat clean nhé
EC dịch đơn giản ra là ăn sạch nhưng cách hiểu lại rất phong phú:
1. Ăn gì cũng được, miễn là thực phẩm sạch.
2. Tốt nhất là ăn thực phẩm toàn phần, ăn thô hoặc hạn chế chế biến.
3. Ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng chính và chủ yếu lấy từ nguồn thực vật.
4. Một số phiên bản của EC yêu cầu loại bỏ một số nhóm thức ăn khác chứa gluten hay sữa.
Điểm cộng của Eat Clean:
Phong phú, linh hoạt: Vì có ít nguyên tắc cần tuân thủ nên thực đơn EC thường rất đa dạng, có đến 5 - 6 bữa/ ngày nên phù hợp với những bạn thích ăn và bạn có thể tự do sáng tạo thực đơn cho mình mà không cần phải tuân theo chế độ ăn hà khắc
Cổ vũ tập luyện: EC là thường được gắn liền với một chế độ tập luyện hàng ngày để có một cơ thể khoẻ mạnh săn chắc.
Đi kèm lối sống: Không chỉ dừng lại ở việc ăn, mà EC chính là cuộc vận động sản xuất thực phẩm sạch, không sử dụng hoá chất gây hại…
Muốn ăn theo chế độ này, thì các bạn cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và linh hoạt áp dụng. Chúng ta nhớ thực hiện theo một số nguyên tắc cụ thể sau đây nhé
Chọn thực phẩm sạch: Sạch ở đây không chỉ đơn giản ở việc chúng mình phải rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến, mà còn cần tìm hiểu kĩ nguồn gốc thực phẩm. Nó đến từ đâu? Đã đi qua quy trình chế biến, xử lý như thế nào? Đã được thêm vào hoá chất gì?...
Tips để chọn thực phẩm sạch là
- Mua thực phẩm có chứng nhận hữu cơ (organic) hoặc được nuôi, trồng quanh khu vực mình sống mà được đảm bảo không phun xịt. Nếu không rõ sạch hay không thì đừng quên ngâm nước với muối hoặc một chén giấm nhé!
- Đi siêu thị chỉ nên mua đồ ăn ở quầy tươi sống đặt ở rìa ngoài thôi, thực phẩm đông lạnh thường đã được thêm chất bảo quản để lên kệ được lâu đó!
Nên chọn những ăn những thực phẩm “toàn phần”: Chú trọng đến trạng thái tự nhiên của thức ăn, nhất là rau củ quả phải được ăn ở trạng thái còn đầy đủ các phần của nó. Ví như ăn cả củ cà rốt chứ không ăn các lát cà rốt đã được thái sẵn, tẩm gia vị trong hộp, lon.
Hạn chế những thức ăn đóng hộp: thực phẩm đóng hộp luôn có chất bảo quản, chất điều vị, màu thực phẩm được thêm vào.
Lấy đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng từ nguồn tốt
Bí quyết khi chế biến đồ ăn đúng chuẩn Eat Clean: Khi chế biến, chúng mình cũng nên đa dạng hoá các món trộn-hấp-luộc-xào-chiên-nướng, và đừng dùng quá nhiều gia vị muối, đường nhé!
Những tin mới hơn