CÁCH ĐỌC BẢNG THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG (NUTRITION FACTS)
Chúng ta đã rất quen thuộc với bảng thành phần dinh dưỡng in trên các bao bì thực phẩm hàng ngày. Để hiểu thêm về ý nghĩa của những thông tin đó, hãy tìm hiểu bài viết sau đây nhé, sẽ giúp bạn cải thiện và cân bằng chế độ dinh dưỡng của bạn và gia đình đấy.
Bảng thành phần dinh dưỡng bao gồm nhiều dòng được chia thành từng phần. Các bảng này khi in trên bao bì sản phẩm sẽ tuân theo tiêu chuẩn chung của mỗi quốc gia sản xuất. Đa số các sản phẩm trên thị trường Việt Nam in bảng Nutrition Facts theo tiêu chuẩn của Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Hoa Kỳ (FDA).
-----------------------------------------
Tham gia ngay Mini game Tuần lễ thuần chay tại Group Healthy at work: https://bit.ly/2YFY1Gd
----------------------------------------
CÁC PHẦN CỦA BẢNG DINH DƯỠNG
Phần 1, 2, 3, 4 và 6 sẽ thay đổi tùy theo sản phẩm. Phần 5 là phần cố định không đổi. Đó là lượng chất dinh dưỡng bạn cần tiêu thụ hằng ngày dựa trên chế độ ăn 2000 và 2500 calories. Tùy theo lượng calo bạn cần mà những số liệu này sẽ cao hơn hoặc thấp hơn.
? PHẦN 1: Serving size (Lượng khẩu phần ăn)
Tham gia ngay Mini game Tuần lễ thuần chay tại Group Healthy at work: https://bit.ly/2YFY1Gd
Phần này được đặt đầu tiên và là phần bạn cần quan tâm đầu tiên để hiểu chính xác các thông tin còn lại. Phần này có 2 dòng:
- Serving size 1 cup (228 g): Có ý nghĩa là kích thước khẩu phần ăn. Toàn bộ các thành phần dinh dưỡng được ghi bên dưới là thành phần có trong 1 khẩu phần ăn, tương đương 1 cốc (cup) sản phẩm (hay 228g sản phẩm). Đơn vị cup có thể được thay thế bằng slice (lát), packet (gói), piece (miếng)…
- Serving per container: Số lượng khẩu phần ăn trong 1 túi sản phẩm. Trong ví dụ này, 1 túi sản phẩm có 2 khẩu phần ăn tức tổng trọng lượng của gói là 456g. Để tính thành phần dinh dưỡng của cả gói, bạn cần nhân số liệu với lượng khẩu phần ăn serving per container.
? PHẦN 2: Calories – Calories from fat (Calories và Calories từ chất béo)
Tham gia ngay Mini game Tuần lễ thuần chay tại Group Healthy at work: https://bit.ly/2YFY1Gd
Mục này cho bạn biết lượng calories mà 1 khẩu phần ăn cung cấp và lượng calories cung cấp từ chất béo trong sản phẩm. Trong ví dụ này, mỗi khẩu phần cung cấp 250 calories trong đó có 110 calories từ chất béo. Như vậy chất béo cung cấp đến gần 1/2 lượng năng lượng trong mỗi khẩu phần. Để biết thực phẩm đó nhiều calories hay ít, bạn có thể dựa vào các con số sau:
40 calories là thấp
100 calories là vừa phải
400 calories là cao
Để giảm cân bạn nên chọn những thực phẩm càng ít calories càng tốt và ngược lại trong trường hợp muốn tăng cân. Tuy nhiên đây là lượng calories cho 1 khẩu phần ăn (serving size), nếu bạn ăn nhiều hơn thì lượng calories cũng tăng lên.
? PHẦN 3 VÀ 4: Chất dinh dưỡng, thành phần dinh dưỡng
Tham gia ngay Mini game Tuần lễ thuần chay tại Group Healthy at work: https://bit.ly/2YFY1Gd
Có 2 nhóm lớn là nhóm cần hạn chế hấp thụ (màu vàng) và nhóm khuyến khích hấp thụ (màu xanh).
Nhóm hạn chế hấp thụ: bao gồm Saturated Fat (chất béo bão hòa), Trans Fat (chất béo chuyển hóa), Cholesterol và Sodium (muối). Hấp thụ quá nhiều các chất này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, ung thư, cao huyết áp, xơ vữa động mạch…
Nhóm khuyến khích hấp thụ đủ: Bao gồm chất xơ (Dietary Fiber) các vitamin và chất khoáng thiết yếu cho cơ thể.
Total Carbohydrate: Carbohydrate hay còn gọi là chất bột đường. Theo nhiều nghiên cứu mới nhất, carbohydrate đang dần trở thành thủ phạm của các căn bệnh thời đại như tiểu đường, tim mạch, gout… Carbohydrate có nhiều loại, trong đó có loại tốt và có loại xấu, thông thường hai chỉ số thường thấy trên bảng là Sugar (đường) và Dietary Fiber (chất xơ). Bạn nên chọn các thực phẩm có chỉ số Sugar thấp và Dietary Fiber cao.
Protein: hay còn gọi là chất đạm, là chất dinh dưỡng thiết yếu với cơ thể, giúp hình thành và duy trì cơ bắp, đảm bảo cho bạn một sức khỏe tốt nhất. Bạn nên dựa vào chỉ số này để đảm bảo cơ thể hấp thụ đủ chất đạm mỗi ngày.
? PHẦN 5: Thông tin Daily Values
Tham gia ngay Mini game Tuần lễ thuần chay tại Group Healthy at work: https://bit.ly/2YFY1Gd
Daily Values (DV) là lượng chất dinh dưỡng bạn cần cho cơ thể mỗi ngày. Lượng dinh dưỡng này dựa trên chế độ ăn 2000 calories mỗi ngày. Những con số được in tại phần này là lượng khuyên dùng của các chuyên gia dinh dưỡng. Thông tin này bắt buộc có ở mọi sản phẩm. Tuy nhiên với các sản phẩm có bao bì nhỏ, phần này không được in lên bao bì.
Dòng “Less than” nghĩa là bạn cần hấp thụ ít hơn lượng được in. Với các chất dinh dưỡng không có chú giải (như Total carbohydrate và Dietary Fiber), bạn cần ăn tối thiểu số lượng in trên bao bì.
Ví dụ với Total Fat (tổng lượng chất béo), mỗi người cần hấp thụ ít hơn 65g. Còn với Dietary Fiber bạn cần hấp thụ ít nhất 25g mỗi ngày.
? PHẦN 6: %DV – % Daily Values
Tham gia ngay Mini game Tuần lễ thuần chay tại Group Healthy at work: https://bit.ly/2YFY1Gd
Với mỗi con số dinh dưỡng ở phần 5 sẽ tương ứng với 100% DV. Các con số %DV này sẽ cho bạn biết với 1 khẩu phần ăn bạn sẽ cung cấp bao nhiêu % lượng dinh dưỡng cơ thể cần mỗi ngày.
Dưới 5% DV là thấp và trên 20% DV là cao. Ví dụ để nói thực phẩm đó giàu chất xơ hay không bạn sẽ cần xem %DV ở mục Dietary Fiber.
Nên nhớ rằng mỗi thực phẩm đóng gói chỉ cung cấp một lượng % dinh dưỡng nhất định. Để hấp thụ đủ dinh dưỡng, bạn cần ăn thêm các thực phẩm khác để hấp thụ đủ 100% Daily Values.
Chú ý: Trans Fat, Sugar và Protein không có %DV
Thông thường các thành phần này không được ghi %DV vì các lý do sau:
- Transfat: Chưa có nguồn tài liệu nào được công nhận là chính xác nhất trong việc đưa ra mức giới hạn hấp thu Trans Fat. Vì vậy các nhà khoa học chỉ khuyến cáo hấp thụ ở mức càng thấp càng tốt.
- Protein: Lượng chất đạm sẽ thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào mỗi người, ví dụ như những người hoạt động thể chất nhiều, tập tạ hoặc thể thao nặng sẽ cần lượng đạm nhiều hơn người bình thường.
- Sugar: Hiện nay chưa có mức tiêu thụ đường nào được chính thức khuyến cáo cho người dân. Để phân biệt sản phẩm có chứa loại đường tốt hay xấu bạn có thể kiểm tra thành phần nguyên liệu. Các loại đường nên hạn chế tiêu thụ là corn syrup, high-fructose corn syrup, nước ép trái cây cô đặc (fruit juice concentrate), maltose, dextrose, sucrose, honey(mật ong), và maple syrup. Nếu sản phẩm chỉ ghi là sugar có nghĩa là nhà sản xuất đã dùng đường trắng – loại đường có hại nhất cho sức khỏe. Các nghiên cứu khoa học cho thấy hấp thụ nhiều đường dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe. Vì vậy với các sản phẩm càng ít đường, bạn càng có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân tốt hơn.
Theo FDA.
----------------------------------------
Tham gia ngay Mini game Tuần lễ thuần chay tại Group Healthy at work: https://bit.ly/2YFY1Gd
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn